THÔNG TIN CHUNG CỦA TRƯỜNG

hông lâu sau Lễ Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Trường ĐHQGHN đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Trong chín năm kháng chiến trường kỳ, các trung tâm đại học đã được thành lập ở Việt Bắc, Liên khu IV, có cơ sở đặt ở Nam Ninh (Trung Quốc).

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngày 4/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2183/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ và sinh viên Nhà trường.

Từ năm 1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với tư cách trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ở nơi đây. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều cán bộ và sinh viên đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành KHXH&NV của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường gắn liền với tên tuổi của những giáo sư nổi tiếng như: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Hoàng Xuân Nhị, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Trần Định Hượu…

Có thể nói, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay là sự tiếp nối lịch sử của Đại học Văn khoa mùa Thu sao vàng tháng Tám, của Đại học Tổng hợp Hà Nội, của Đại học Quốc gia Hà Nội, đang hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, với sứ mệnh “đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học xã hội và nhân văn”. Trong 75 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trung kiên và tiên phong, chuẩn mực và sáng tạo là những giá trị truyền thống cốt lõi của Nhà trường, luôn được các thế hệ cán bộ, sinh viên giữ gìn và phát huy.

Năm 2005, kỷ niệm 60 năm truyền thống, Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu:

ANH HÙNG LAO ĐỘNG

Năm 2010, kỷ niệm 65 năm truyền thống, Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu:

HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Năm 2015, kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập Trường ĐHKHXH&NV, ghi nhận những đóng góp của Nhà trường vào sự nghiệp đào tạo và khoa học công nghệ của nước nhà trong giai đoạn 2019-2014, Chủ tịch nước tặng danh hiệu:

HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT

Trải qua gần 80 năm phát triển, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự đoàn kết, tinh thần dấn thân, Nhà trường đã ngày càng phát triển lớn mạnh, khẳng định được vị thế và đóng góp to lớn cho nền khoa học và giáo dục Việt Nam, hướng đến trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến của khu vực và thế giới.

Trường ĐHKHXH&NV hiện có 01 Viện đào tạo; 15 khoa; 01 bộ môn trực thuộc; 10 Phòng/Trung tâm chức năng; 01 viện nghiên cứu; 06 trung tâm đào tạo, nghiên cứu; 03 Trung tâm dịch vụ đào tạo; 01 công ty; 01 Bảo tàng; 01 Tạp chí; 01 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trường có 520 cán bộ viên chức : 70% là tiến sỹ, 28% là GS/PGS; hệ thống quản trị đại học đang hoàn thiện theo hướng hiện đại và hội nhập.

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa – 1 trong 5 ban thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam và cũng là tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngày 5/6/1956, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 2183 thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên cơ sở các trường tiền thân (Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học cơ bản, Dự bị Đại học Liên khu IV), trở thành trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên (khoa học tự nhiên – khoa học xã hội và nhân văn) tại miền Bắc Việt Nam ngay sau khi hòa bình được lập lại. Tháng 9/1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua 75 năm phát triển, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự đoàn kết, tinh thần dấn thân, Nhà trường đã ngày càng phát triển lớn mạnh, khẳng định được vị thế và đóng góp to lớn cho nền khoa học và giáo dục Việt Nam; hướng đến trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến của khu vực và thế giới.

Ngày 10/10/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 45/SL quyết định thành lập Đại học Văn khoa trong cơ cấu Đại học Quốc gia Việt Nam.

Ngày 04/6/1956

Chính phủ ra Quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại học và 15 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Le Thanh Tong 2 Copy 20201119175129978

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên đường Lê Thánh Tông, Hà Nội

Ngày 10/12/1993

Chính phủ ra Nghị định 97/CP quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

Ngày 5/9/1994

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 477/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội.

VNU 20201119175400269

Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay tại 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Ngày 1/9/1995

Hội nghị Đảng uỷ Đại học Tổng hợp Hà Nội lần thứ 32 đã ra một bản thông báo đặc biệt gồm 02 nội dung:

+ Vấn đề xây dựng hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trên cơ sở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

+ Vấn đề chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ngày 16/8/1995

Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra Quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phùng Hữu Phú giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhiệm kỳ 1995-1999. Các Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ này là GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, TS. Phạm Xuân Hằng, năm 1996 bổ sung TS. Phạm Quang Long.

21111 phung huu phu 20201119180501747

GS.TS Phùng Hữu Phú – nguyên Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Ngày 19/9/1995

Các trường thành viên của ĐHQGHN, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức đi vào hoạt động độc lập.

USSH 20201119180029607

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay, toạ lạc tại 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngày 21/10/1995

Giám đốc ĐHQGHN ra quyết định thành lập thêm 03 khoa mới gồm Khoa Quốc tế học, Khoa Đông phương học, Khoa Du lịch học. Cũng trong năm 1995, Khoa Tiếng Việt được đổi tên thành Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

BOBB0403 20201119180157084

Sinh viên nước ngoài học tập tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt. Khoa là địa chỉ nghiên cứu và đào tạo giàu truyền thống hàng đầu cả nước về Việt Nam học

Ngày 24/10/1995

Giám đốc ĐHQGHN ra Quyết định số 449/TCCB thành lập 2 bộ môn thuộc Trường ĐHKHXH&NV: Bộ môn Khoa học Chính trị và Bộ môn Ngoại ngữ.

Ngày 28/12/1995

Thành ủy Hà Nội đã ra quyết định thành lập Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và chỉ định Đảng ủy lâm thời cho hai Đảng bộ mới. Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được chỉ định gồm 9 đồng chí, do PGS.TS Phùng Hữu Phú, Hiệu trưởng làm Bí thư Đảng ủy. Tiếp đó các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng được thành lập.

IMG 7696 20201119180925329

IMG 7699 Copy 20201119181046055

Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lần thứ I

Ngày 11/6/1996

Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ lần thứ nhất, tức lần thứ XXII theo truyền thống Đảng bộ Đại học Tổng hợp Hà Nội (6/1996-1998).

Năm 1996

Trường có thêm 03 khoa mới, gồm Khoa Văn thư và Lưu trữ được thành lập trên cơ sở bộ môn Lưu trữ lịch sử của Khoa Lịch sử (tháng 12/1997), đổi tên thành Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng); Khoa Ngôn ngữ học được thành lập trên cơ sở ngành Ngôn ngữ học của Khoa Ngữ văn, đồng thời đổi tên Khoa Ngữ văn thành Khoa Văn học. Bộ môn Thông tin-Thư viện được tái lập và trở thành bộ môn trực thuộc Trường ĐHKHXH&NV.

Tháng 12/1997

Giám đốc ĐHGHN ra quyết định tách Khoa Xã hội học – Tâm lý học thành 2 khoa: Khoa Xã hội học và Khoa Tâm lý học.

Ngày 7/01/1998

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 39/TC thành lập Trung tâm Ngoại ngữ, trực thuộc Trường.

Ngày 28/9/1998

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1514/TC thành lập Ban Thanh tra đào tạo, trực thuộc Trường.

Năm 1998

Cơ cấu bộ máy và mô hình hoạt động của Trường bao gồm 15 khoa, 4 bộ môn trực thuộc, 5 trung tâm và 6 phòng ban chức năng, các văn phòng đoàn thể:

– 15 khoa là: Khoa Báo chí, Khoa Đông phương học, Khoa Kinh tế-Chính trị, Khoa Du lịch học, Khoa Lịch sử, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Quốc tế học, Khoa Pháp lý, Khoa Tâm lý học, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Khoa Triết học, Khoa Văn học, Khoa Xã hội, Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

– 04 bộ môn trực thuộc gồm: Bộ môn Tiếng nước ngoài, Bộ môn Giáo dục thể chất, Bộ môn Thông tin-Thư viện, Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Khoa học Chính trị.

– 05 trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn pháp lý, Trung tâm Tin học ứng dụng, Trung tâm Ngoại ngữ.

– 06 phòng chức năng: Phòng Tổ chức và cán bộ; Phòng Đào tạo; Phòng Hành chính-Tuyên huấn-Đối ngoại; Phòng Khoa học; Phòng Quản trị; Phòng Tài vụ và các văn phòng đoàn thể.

Năm chương trình giai đoạn 1997-2003:

Chương trình 1. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác quản lý của Nhà trường.

Chương trình 2. Biên soạn chương trình, giáo trình đại học, sau đại học; đổi mới công tác quản lý đào tạo và phương pháp giảng dạy.

Chương trình 3. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Chương trình 4. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Chương trình 5: Chấn chỉnh, củng cố kỷ cương giảng dạy, học tập, làm việc và xây dựng môi trường Nhân văn

Ngày 20/2/2002

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 235/QĐ-XHNV thành lập Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, trực thuộc Trường.

20507366 1514691218574679 2076780769197003597 o 20201119183611369

Ngày 20/2/2002

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 237/QĐ-XHNV thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội, trực thuộc Trường.

Ngày 20/2/2002

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 239/QĐ-XHNV thành lập Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, trực thuộc Trường.

Sáu chương trình giai đoạn 2003-2010

Chương trình 1. Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong Nhà trường

Chương trình 2. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường.

Chương trình 3. Tiếp tục đổi mới các hoạt động đòa tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.

Chương trình 4. Mở rộng và nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Chương trình 5: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Nhà trường.

Chương trình 6: Chuẩn hóa các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa nhân văn.

Ngày 31/3/2004

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 465/QĐ-XHNV-TC thành lập Bảo tàng Nhân học.

Ngày 29/7/2004

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1457 QĐ/XHNV-TC thành lập Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý.

Ngày 04/8/2004

Giám đóc ĐHQGHN ra Quyết định số 474/TCCB, thành lập Khoa Thông tin-Thư viện.

Ngày 28/4/2006

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 235/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số, trực thuộc Trường.

Ngày 28/4/2006

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 971/QĐ-XHNV-TC sáp nhập Trung tâm Ngoại ngữ và Chương trình Du học thành Trung tâm Ngoại ngữ và xúc tiến trao đổi giáo dục quốc tế, trực thuộc Trường (nay là Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo).

Ngày 11/8/2006

Giám đốc ĐHQGHN ra Quyết định số 782/TCCB, thành lập Khoa Khoa học Quản lý.

IMG 4269 Copy 20201119183850943

Đón tân sinh viên nhập học ngành Khoa học Quản lý năm 2020

Ngày 21/8/2006

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1784/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo, trực thuộc Trường.

Ngày 16/10/2007

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 01/QĐ-TC thành lập Trung tâm tiếng Hàn và Nghiên cứu Hàn Quốc, trực thuộc Trường.

Ngày 28/4/2009

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 619/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, trực thuộc Trường.

Ngày 9/3/2010

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 394/QĐ-XHNV-TC thành lập Bộ môn Nhân học, trực thuộc Trường.

Ngày 3/8/2011

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1423/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Liên kết đào tạo tiến sĩ quốc tế.

Ngày 21/9/2011

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1816/QĐ-XHNV-TC thành lập Khoa Khoa học Chính trị.

Khoa Khoa hoc Chinh tri anh Thanh Ha 20201119184036369

Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Khoa học Chính trị

Ngày 11/10/2012

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2197/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Nghệ thuật trực thuộc Trường.

Ngày 11/10/2012

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2198/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam.

Ngày 11/10/2012

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2196/QĐ-XHNV-Tc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và các vấn đề xã hội.

Ngày 11/10/2012

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2199/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương và các vấn đề quốc tế.

Bốn chương trình giai đoạn 2011-2015

Chương trình 1. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế.

Chương trình 2. Xây dựng và phát triển ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế làm nòng cột quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương trình 3. Xây dựng sản phẩm khoa học chất lực cao, phục vụ đào tạo và yêu cầu phát triển đất nước.

Chương trình 4. Quản trị đại học tiến tới xây dựng quản trị đại học tiên tiến.

Ngày 16/4/2013

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 816/QĐ-XHNV-TC thành lập Viện Chính sách và Quản lý.

le cong bo thanh lap vien chinh sach va quan ly ipam 20201119184543322

Lễ ra mắt Viện Chính sách và Quản lý

Ngày 27/5/2015

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 1172/QĐ-XHNV-TC thành lập Khoa Nhân học.

Ngày 31/8/2015

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2054/QĐ-XHNV-TC thành lập Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10 20190310225251985 20201119184909296

Hội nghị cộng tác viên của Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngày 26/7/2016

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2352/QĐ-XHNV-TC thành lập Bộ môn Tôn giáo học; Quyết định số 2360/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Biển và Hải đảo.

Ngày 26/7/2016

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2356/QĐ-XHNV-TC thành lập Bộ môn Chính sách công thuộc Khoa Khoa học Quản lý; Quyết định số 2358/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển Công tác Xã hội (thuộc Khoa Xã hội học).

Ngày 18/7/2018

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV ra Quyết định số 2008/QĐ-XHNV-TC thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát huy tài nguyên văn hoá.

Ngày 10/10/2019

UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số số 5673/QĐ-UBND thành lập Trường THPT Chuyên KHXH&NV.

IMG 0611 20201119185304949

Học sinh trường THPT Chuyên KHXH&NV trong lễ khai giảng năm học mới 2020